Giới thiệu
1. Thế nào là Thẩm định giá trị doanh nghiệp
Thẩm định giá trị Doanh nghiệp” được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:
- Điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ
- Đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công ty
- Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.
2. Vì sao cần Thẩm định giá trị doanh nghiệp
Giá trị là yếu tố đầu tiên người ta muốn biết khi tìm hiểu về một sản phẩm. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, bạn biết các tài sản công ty trị giá bao nhiêu, nhưng bạn không biết giá trị thị trường của doanh nghiệp mình thì bạn đang bỏ sót một thứ hết sức quan trọng.
Việc thẩm định giá trị doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu: bảo vệ doanh nghiệp; biết được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất… Quan trọng nhất, việc thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư tài chính.
Thẩm định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động M&A đang diễn ra sôi động như hiện nay thì việc định giá doanh nghiệp lại càng trở nên quan trọng.
Để thực hiện các giao dịch đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá trên phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp. Trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết với nhau trong tiến trình giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp.
Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, chứng thư thẩm định giá trị doanh nghiệp là sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng. Từ đó, họ có cơ sở để đưa quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân là đơn vị đầu tiên trong ngành thẩm định giá được tổ chức BVQI (Anh Quốc) cấp chứng nhận về quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Với tiêu chí hoạt động “Độc lập - Khoa học – Chính xác – Toàn diện - Hiệu quả”, HQA là đơn vị đáng tin tưởng trong ngành thẩm định sẽ đem lại hiệu quả, thành công cho đối tác và khách hàng.
Đối tượng áp dụng trong Thẩm định giá trị doanh nghiệp: là các công ty:
- Cổ phần hóa, chuyển nhượng,
- Mua bán sát nhập Doanh Nghiệp,
- Thế chấp, bảo lãnh vay vốn,
- Xác định cổ phần, chứng khoán,....
- Đã và đang chuẩn bị Cổ phần hóa
- Dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh…
- Chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng
- Đang trên đà phát triển và mở rộng qui mô hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH
Lợi ích của việc xác định giá trị doanh nghiệp là khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích và khớp lại các dữ liệu quá quá khứ và triển vọng phát triển trong tương lai của Doanh nghiệp...
1. Vì sao cần xác định giá trị doanh nghiệp
- Nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu về vốn chủ sở hữu:
• Cổ đông hoặc nhà đầu tư muốn nắm bắt một cách chi tiết về tình hình hiện tại của công ty trước khi đưa ra quyết định cuối cùng
• Các cơ hội và tiềm năng phát triển cho tương lai
• Đặc biệt là các khoản nợ ngoài dự kiến, ví dụ: các vấn đề về thuế, các nguy cơ tiềm ẩn về kiện tụng, tranh chấp
- Chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu ra công chúng lần đầu (IPO):
• Thị trường Chứng khoán áp đặt một số yêu cầu và qui tắc nhất định về chủng loại thông tin mà công ty buộc phải công khai trong các văn bản IPO (được gọi là Bản cáo bạch)
• Qui trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp” phải xác định và chỉ ra được hoạt động cốt lõi của công ty và các cơ hội cũng như các nhân tố rủi ro.
• Thành công của IPO phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chuẩn bị. Thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng này, các bên liên quan tới IPO có thể sẽ phải đương đầu với những khó khăn và công ty có thể bị giảm giá trị một cách đáng kể khi niêm yết, do đó sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi ích của các chủ sở hữu.
- Cải thiện tình hình hoạt động chung của công ty trước thực trạng hoạt động kém hiệu quả:
• Quá trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp” sẽ đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh và điểm yếu của công ty.
• Bằng việc xác định và chỉ ra những vấn đề hoặc các khu vực thể hiện rõ nhất các điểm yếu của công ty, quá trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp” là một công cụ nhằm giúp công ty đánh giá một cách khách quan hoặc “mở khoá” các cơ hội/tiềm năng và gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện tại và tương lai.
2. Lợi ích của việc xác định giá trị doanh nghiệp
• Lợi ích của qui trình “Xác định giá trị Doanh nghiệp” là khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích và khớp lại các dữ liệu quá quá khứ và triển vọng phát triển trong tương lai của Doanh nghiệp trong một bản báo cáo chính xác và toàn diện.
• Bằng việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu và các giá trị cốt lõi của công ty, “Xác định giá trị Doanh nghiệp” trở thành một công cụ hữu hiệu giúp công ty hiện thực hoá được cơ hội và gia tăng giá trị cho các cổ đông hoặc nhà đầu tư tương lai.
• Trong các trường hợp cần thiết, sẽ vạch ra các kế hoạch và các kiến nghị chuẩn bị cho các hoạt động tiền và hậu IPO
• Chỉ ra những thay đổi cần thiết về hệ thống tài chính, cơ cấu thành phần cổ đông hoặc cấu trúc doanh nghiệp bởi qui trình này sẽ tạo ra một diễn đàn mở để công ty có thể thảo luận một cách sâu rộng và xem xét xem những cơ cấu này có đồng nhất và có lợi cho tương lai của công ty hay không?
• Hỗ trợ Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đưa ra những quyết định khó khăn như các hoạt động bán hàng hoặc loại bỏ các hoạt động làm ăn không có lãi hoặc không mang tính mấu chốt, để tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao
• Đưa ra những phân tích về hệ thống quản trị và điều hành công ty, đồng thời cung cấp những đánh giá về năng lực đối với một số các vị trí nhân lực chủ chốt
• Một dự án “Xác định giá trị Doanh nghiệp” toàn diện và thành công sẽ đem lại những hiệu quả tích cực do đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ phát hiện ra những khu vực làm ăn hiệu quả của công ty, từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả điểm mạnh đó để gia tăng giá trị cho các cổ đông và chủ doanh nghiệp
3. Kết quả đạt được
- Bản Báo cáo hoặc chứng thư về “Giá trị doanh nghiệp” phản các nội dung:
- Chỉ ra tình hình thực trạng của công ty và giá trị hiện tại của công ty
- Phản ánh những mong mỏi của cổ đông và những khu vực có thể ảnh hưởng tới giá trị của họ
- Một bản phân tích toàn diện và sâu sắc thực trạng hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai của công ty
- Xác định vấn đề và các khu vực hoạt động yếu kém
- Chỉ ra cách thức và phương án hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng và gia tăng giá trị cho các nhà đầu tư tương lai.
- Chỉ ra những yếu kém về cơ cấu, bộ máy quản lý, tổ chức, chính sách tiếp thị, sự bất ổn về cơ cấu thuế
- Vạch ra những mong đợi và yêu cầu của cơ chế thị trường đối với một công ty khi tham gia niêm yết hoạt động trên thị trường Chứng Khoán
- Các đề xuất về tư vấn và hỗ trợ trong suốt quá trình giúp công ty xóa bỏ các khoảng trống trong hoạt động của mình.
Nếu Công ty muốn chuyển nhượng hoặc phát hành thêm cổ phiếu, cần có:
– Bản tổng hợp các thông tin về công ty để “chào hàng” nhằm:
– Giới thiệu với cổ đông và nhà đầu tư giá trị thực của công ty tại thời điểm được nói đến
– Một bức tranh rõ nét về triển vọng phát triển của công ty giúp nhà đầu tư, cổ đông dự đoán được khả năng và hiệu quả đầu tư của mình Trong trường hợp công ty chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra công chúng, cũng cần có "Bản Cáo Bạch" Về cơ bản, nội dung bản cáo bạch cũng tương tự như bản chào hàng, nhưng theo mẫu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước hoặc sàn giao dịch chứng khoán mà bạn niêm yết phát hành.
HỒ SƠ THẨM ĐỊNH
Hồ sơ, tài liệu liên quan để tiến hành xác định giá doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán thời điểm thẩm định giá, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh...
Hồ sơ, tài liệu liên quan để tiến hành xác định giá doanh nghiệp bao gồm:
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
• Giấy chứng nhận đăng ký thuế
• Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc (nếu có)
• Biên bản góp vốn, liên kết, góp vốn thành lập Công ty
• Các dữ liệu về tài chính
• Bảng cân đối kế toán
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng cân đối tài khoản
- Thuyết minh báo cáo tiền tệ
Lưu ý: Báo cáo tài chính nêu trên có thời điểm 3 năm (đối với DN sản xuất) và 5 năm (đối với DN dịch vụ) liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp, và tại thời điểm tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp (đã được kiểm toán hoặc quyết toán thuế)
Các bảng kê chi tiết các tài khoản
o Tiền mặt: bảng kiểm kê quỹ tiền mặt
o Tiền gửi ngân hàng: bảng kê tiền gửi ngân hàng + bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng.
o Các tài khoản đầu tư ngắn và dài hạn
o Các khoản ký cược, ký quỹ ngắn và dài hạn
o Hàng tồn kho, những thông tin liên quan đến phương pháp kế toán hàng tồn kho
o Danh sách công cụ dụng cụ
o Chi phí trả trước ngắn và dài hạn
o Ký cược, ký quỹ ngắn và dài hạn
o Các khoản phải thu
o Các khoản phải trả
o Các khoản vay ngắn và dài hạn
o Chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang
o Các khoản công nợ không có khả năng thu hồi
o Các khoản công nợ không có khả năng chi trả (nêu chi tiết và giải thích rõ)
o Bảng kê danh mục tài sản không dùng, chờ thanh lý
o Bảng kiểm kê những tài sản của doanh nghiệp. Trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn (chi tiết thuê hoạt động hay thuê tài chính), nhận góp vốn liên doanh liên kết.
• Các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh
o Lịch sử hình thành và phát triển của DN
o Danh sách khách hàng chính, nhà cung cấp chính
o Bản quyến, thương hiệu, lợi thế, đặc quyền, giấy chứng nhận,…và những tài sản vô hình khác mà DN đang có
o Hợp đồng bảo hiểm (BH con người, BH tài sản, BH các khoản nợ,…)
o Danh sách những vị trí, địa điềm mà Công ty có chi nhánh, nhà máy hoặc văn phòng đại diện (nếu có)
o Phương án chi tiết sản xuất kinh doanh của DN trong thời gian từ 3 tới 5 năm (như kế hoạch về sản xuất sản lượng, giá thành và chi phí liên quan để tính ra giá thành của từng mặt hàng,…)
o Kế hoạch đầu tư như: xây dựng nhà máy sản xuất mới (cungca6p1 dự án xây dựng, đầu tư thêm máy móc thiết bị,…), dự án mở rộng thị trường (nêu cụ thể thị trường dự tính mở rộng, kế hoạch mở rộng cụ thể, tiến độ thực hiệ,…) và các kế hoạch đầu tư khác (nếu có)
o Chi phí marketing, chi phí quảng cáo tiếp thị, và quảng bá thương hiệu từ khi có chương trình triển khai liên quan đến chi phí này.
• Các tài liệu liên quan đến nhân sự
o Bảng tóm tắt về những người chủ chốt trong Công ty: độ tuổi, vị trí, bằng cấp, những kinh nghiệm trước kia
o Số lượng, trình độ và năng lực nhân viên theo từng nhóm chức năng như: nhóm sản xuất, bán hàng, R&D, kế toán, phục vụ khách hàng,…
CÔNG TY TNHH THẦM ĐỊNH GIÁ HOÀNG QUÂN – CHI NHÁNH BÌNH THUẬN
Trụ sở : 198 Nguyễn Hội, Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận
ĐT: 0623. 722. 722 – Hoặc Mr. Mẫn: 0978.252.313
Website: www.hqa.com.vn
Category:
thẩm-định-giá
0 nhận xét :
Đăng nhận xét